Tuyên truyền dự thảo Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã năm 2025 của tỉnh Đắk Lắk
Thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Kết luận số 127-KL/TW ngày 28/02/2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; Kết luận số 137-KL/TW ngày 28/3/2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về Đề án sắp xếp, tổ chức lại ĐVHC các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp; Nghị quyết số 76/2025/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp ĐVHC năm 2025; Nghị quyết số 74/NQ-CP ngày 07/4/2025 của Chính phủ về ban hành Kế hoạch thực hiện sắp xếp ĐVHC và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp;
UBND tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức rà soát tổng thể các ĐVHC về quy mô dân số, diện tích, quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch của tỉnh Đắk Lắk, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành, mở rộng không gian phát triển, phát huy lợi thế so sánh, đáp ứng yêu cầu phát triển đối với từng địa phương và yêu cầu, định hướng phát triển của giai đoạn mới... làm cơ sở, căn cứ khoa học trong sắp xếp ĐVHC cấp xã; trong đó, xác định rõ các mô hình chính quyền địa phương cấp xã đối với khu vực đô thị, nông thôn, miền núi, vùng cao, quy mô dân số, diện tích, lịch sử, văn hoá, các vấn đề về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, dân tộc, tôn giáo... để thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp xã của tỉnh Đắk Lắk bảo đảm hoạt động thuận lợi, đồng bộ, liên thông, hiệu lực, hiệu quả; xác định rõ các điều kiện bảo đảm để chính quyền cấp xã hoạt động hiệu quả trước, trong và sau khi sắp xếp.
Việc sắp xếp các ĐVHC cấp xã trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk là phù hợp với chủ trương của Đảng và quy định pháp luật; đảm bảo mô hình phù hợp, hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, phục vụ tốt cho người dân, doanh nghiệp, đảm bảo chính quyền cấp cơ sở thực sự gần dân, sát dân; đồng thời, để mở rộng không gian phát triển, huy động nguồn lực, lợi thế sẵn có của các địa phương để tinh gọn tổ chức, bộ máy và nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền địa phương, tạo thuận lợi người dân về sinh hoạt, đời sống và phát triển kinh tế, ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
PHƯƠNG ÁN SẮP XẾP ĐVHC CẤP XÃ
Thành phố Buôn Ma Thuột: Từ 19 xã, phường (11 phường, 08 xã) sắp xếp thành 06 ĐVHC cấp xã mới (05 phường, 01 xã), giảm 13 xã, phường đạt tỷ lệ 68,42%.
(1) Thành lập phường Buôn Ma Thuột 1 trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Thành Công, phường Tân Tiến, phường Tân Thành, phường Tự An, phường Tân Lợi và xã Cư Êbur thuộc thành phố Buôn Ma Thuột
a) Kết quả sau sắp xếp
- Phường Buôn Ma Thuột 1 có diện tích tự nhiên 71,99 km² (đạt 1.308,89% so với tiêu chuẩn); quy mô dân số 169.596 người (đạt 1.131% so với tiêu chuẩn).
- Nơi đặt trụ sở làm việc của phường Buôn Ma Thuột 1: Trụ sở UBND thành phố Buôn Ma Thuột sau khi giải thể.
Việc thực hiện sắp xếp, sáp nhập các phường và xã nêu trên thành phường Buôn Ma Thuột 1 có vị trí địa lý liền kề nhau. Hiện nay các phường nêu trên là các phường trung tâm thuộc thành phố Buôn Ma Thuột có sự phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội, trụ sở các cơ quan hành chính nhà nước tập trung; đồng thời, xã Cư Êa Bur là xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, tốc độ phát triển và tỷ lệ đô thị hóa cao, có sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội tương đồng với các phường thuộc thành phố Buôn Ma Thuột hiện nay. Vì vậy, việc thành lập phường Buôn Ma Thuột 1 trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các phường, xã nêu trên phù hợp và đảm bảo theo quy định.
Lựa chọn tên phường Buôn Ma Thuột 1 vì: việc lựa chọn tên phường Buôn Ma Thuột 1 phù hợp lịch sử hình thành và nguyện vọng của nhân dân.
Lấy trụ sở làm việc tại UBND thành phố hiện nay, vì vị trí này là trung tâm của phường mới, thuận tiện cho người dân, doanh nghiệp đến giải quyết thủ tục hành chính.
(2) Thành lập phường Buôn Ma Thuột 2 trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Tân An, xã Ea Tu, xã Hòa Thuận thuộc thành phố Buôn Ma Thuột.
a) Kết quả sau sắp xếp
- Phường Buôn Ma Thuột 2 có diện tích tự nhiên 56.41 km² (đạt 1.025,65% so với tiêu chuẩn); quy mô dân số 64.122 người (đạt 427,00% so với tiêu chuẩn).
- Nơi đặt trụ sở làm việc của phường Buôn Ma Thuột 2: Tại xã Ea Tu (UBND xã Ea Tu cũ).
b) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC
Theo các Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; xây dựng Đề án sắp xếp, tổ chức lại ĐVHC các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp và Nghị quyết Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp ĐVHC.
Việc thực hiện sắp xếp, sáp nhập các phường và xã nêu trên thành phương Buôn Ma Thuột 2 có vị trí địa lý liền kề nhau. Hiện nay các phường nêu trên có sự phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội tương đồng; đồng thời xã Ea Tu và xã Hòa Thuận là xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, tốc độ phát triển và tỷ lệ đô thị hóa cao, có sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội tương đồng với các phường thuộc thành phố Buôn Ma Thuột hiện nay. Vì vậy, việc thành lập phường Buôn Ma Thuột 2 trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các phường, xã đảm bảo theo quy định.
Lựa chọn tên phường Buôn Ma Thuột 2 vì: việc lựa chọn tên phường Buôn Ma Thuột 2 phù hợp lịch sử hình thành và nguyện vọng của nhân dân.
Lấy trụ sở làm việc tại UBND xã Ea Tu hiện nay, vì vị trí này là trung tâm của phường mới, thuận tiện cho người dân, doanh nghiệp đến giải quyết thủ tục hành chính.
(3) Thành lập phường Buôn Ma Thuột 3 trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Tân Hòa, phường Tân Lập và xã Hòa Thắng thuộc thành phố Buôn Ma Thuột.
a) Kết quả sau sắp xếp
- Phường Buôn Ma Thuột 3 có diện tích tự nhiên 46,70 km² (đạt 849,11% so với tiêu chuẩn); quy mô dân số 73.316 người (đạt 498,00% so với tiêu chuẩn).
- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: Phía Đông giáp xã Krông Pắc 1; phía Tây giáp phường Buôn Ma Thuột 1, phường Buôn Ma Thuột 5; phía Nam xã Ea Ktur; phía Bắc giáp phường Buôn Ma Thuột 2.
- Nơi đặt trụ sở làm việc của phường Buôn Ma Thuột 3: Tại Phường Tân Lập (UBND phường Tân Lập cũ).
b) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC
Theo các Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; xây dựng Đề án sắp xếp, tổ chức lại ĐVHC các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp và Nghị quyết Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp ĐVHC.
Việc thực hiện sắp xếp, sáp nhập các phường và xã nêu trên thành phường Buôn Ma Thuột 3 có vị trí địa lý liền kề nhau. Hiện nay các phường nêu trên có sự phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội tương đồng; đồng thời xã Hòa Thắng là xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, tốc độ phát triển và tỷ lệ đô thị hóa cao, có sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội tương đồng với các phường thuộc thành phố Buôn Ma Thuột hiện nay. Vì vậy, việc thành lập phường Buôn Ma Thuột 3 trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các phường, xã đảm bảo theo quy định.
Lựa chọn tên phường Buôn Ma Thuột 3 vì: việc lựa chọn tên phường Buôn Ma Thuột 3 phù hợp lịch sử hình thành và nguyện vọng của nhân dân.
Lấy trụ sở làm việc tại UBND phường Tân Lập hiện nay, vì vị trí này là trung tâm của phường mới, thuận tiện cho người dân, doanh nghiệp đến giải quyết thủ tục hành chính.
(4) Thành lập phường Buôn Ma Thuột 4 trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Thành và phường Khánh Xuân thuộc thành phố Buôn Ma Thuôt.
a) Kết quả sau sắp xếp
- Phường Buôn Ma Thuột 4 có diện tích tự nhiên 32,22 km² (đạt 585,78% so với tiêu chuẩn); quy mô dân số 52.466 người (đạt 350,00% so với tiêu chuẩn).
- Nơi đặt trụ sở làm việc của phường Buôn Ma Thuột 4: Tại phường Thành Nhất (UBND phường Thành Nhất cũ).
b) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC
Theo các Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; xây dựng Đề án sắp xếp, tổ chức lại ĐVHC các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp và Nghị quyết Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp ĐVHC.
Việc thực hiện sắp xếp, sáp nhập các phường nêu trên thành phường Buôn Ma Thuột 4 có vị trí địa lý liền kề nhau. Hiện nay các phường nêu trên có sự phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội tương đồng; giao thông đi lại thuận tiện. Vì vậy, việc thành lập phường Buôn Ma Thuột 4 trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các phường đảm bảo theo quy định.
Lựa chọn tên phường 4 Buôn Ma Thuột vì: việc lựa chọn tên phường Buôn Ma Thuột 4 phù hợp lịch sử hình thành và nguyện vọng của nhân dân.
Lấy trụ sở làm việc tại UBND phường Thành Nhất hiện nay, vì vị trí này là trung tâm của phường mới, thuận tiện cho người dân, doanh nghiệp đến giải quyết thủ tục hành chính.
(5) Thành lập phường Buôn Ma Thuột 5 trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Ea Tam và xã Ea Kao thuộc thành phố Buôn Ma Thuột.
a) Kết quả sau sắp xếp
- Phường Buôn Ma Thuột 5 có diện tích tự nhiên 60,70 km² (đạt 1103,78% so với tiêu chuẩn); quy mô dân số 57.070 người (đạt 380,46% so với tiêu chuẩn).
- Nơi đặt trụ sở làm việc của phường Buôn Ma Thuột 5: Tại xã Ea Kao (UBND xã Ea Kao cũ).
b) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC
Theo các Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; xây dựng Đề án sắp xếp, tổ chức lại ĐVHC các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp và Nghị quyết Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp ĐVHC.
Về vị trí địa lý, các phường Ea Tam, xã Ea Kao có vị trí địa lý liền kề nhau. Hiện nay, các phường, xã nêu trên có sự phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội tương đồng; giao thông đi lại thuận tiện; đồng thời, xã Ea Kao là xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, tốc độ phát triển và tỷ lệ đô thị hóa cao, có sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội tương đồng với các phường thuộc thành phố Buôn Ma Thuột hiện nay. Vì vậy, việc thành lập phường Buôn Ma Thuột 5 trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các phường Ea Tam, xã Ea Kao đảm bảo theo quy định.
Lựa chọn tên phường Buôn Ma Thuột 5 vì: Việc lựa chọn tên phường Buôn Ma Thuột 5 phù hợp lịch sử hình thành và nguyện vọng của nhân dân.
Lấy trụ sở làm việc tại UBND xã Ea Kao hiện nay, vì vị trí này là trung tâm của phường mới, thuận tiện cho người dân, doanh nghiệp đến giải quyết thủ tục hành chính; đồng thời có diện tích rộng, thuận tiện cho việc đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp trụ sở làm việc của UBND phường mới.
(6) Thành lập xã Hòa Phú trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Hòa Xuân, xã xã Hòa Phú và xã Hòa Khánh thuộc thành phố Buôn Ma Thuột.
a) Kết quả sau sắp xếp
- Xã Hòa Phú có diện tích tự nhiên 109,07 km² (đạt 109,07% so với tiêu chuẩn); quy mô dân số 48.822 người (đạt 976,44% so với tiêu chuẩn).
- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: Phía Đông giáp phường Buôn Ma Thuột 5, phường Buôn Ma Thuột 4; phía Tây giáp tỉnh Đắk Nông; phía Nam xã Ea Na; phía Bắc giáp xã Ea Nuôl.
- Nơi đặt trụ sở làm việc của xã Hòa Phú: Tại UBND xã Hòa Phú hiện tại.
b) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC
Theo các Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; xây dựng Đề án sắp xếp, tổ chức lại ĐVHC các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp và Nghị quyết Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp ĐVHC.
Về vị trí địa lý, các xã Hòa Xuân, Hòa Phú, Hòa Khánh có vị trí địa lý liền kề nhau, các xã nêu trên có sự phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội tương đồng; giao thông đi lại thuận tiện; đồng thời, xã nêu trên là xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, tốc độ phát triển và tỷ lệ đô thị hóa cao, có sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội tương đồng với các phường thuộc thành phố Buôn Ma Thuột hiện nay. Vì vậy, việc thành lập xã Hòa Phú trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các xã Hòa Xuân, Hòa Phú, Hòa Khánh đảm bảo theo quy định.
Lựa chọn xã Hòa Phú vì: Việc lựa chọn tên xã Hòa Phú phù hợp lịch sử hình thành và nguyện vọng của nhân dân.
Lấy trụ sở làm việc tại UBND xã Hòa Phú hiện nay, vì vị trí này là trung tâm của xã mới, thuận tiện cho người dân, doanh nghiệp đến giải quyết thủ tục hành chính.
Việc sáp nhập các ĐVHC cấp xã được thực hiện theo đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước cũng như phù hợp với xu thế phát triển chung của đất nước nên được sự ủng hộ và đồng tình của các cấp chính quyền và người dân địa phương. Đây là một trong những thuận lợi lớn khi thực hiện việc sắp xếp. Bên cạnh đó, việc thực hiện sắp xếp, sáp nhập cũng nhận được sự hướng dẫn và chỉ đạo sâu sát của cấp trên; sự đồng thuận trong cấp ủy và chính quyền địa phương; sự chỉ đạo điều hành linh hoạt, sáng tạo, quyết liệt của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh; sự nỗ lực, cố gắng, quyết tâm và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, của các cấp, các ngành và cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân.
Ngoài ra, việc sáp nhập các ĐVHC cấp xã trên địa bàn tỉnh khá tương đồng về các yếu tố đặc thù như truyền thống văn hóa, lịch sử, cộng đồng dân cư, dân tộc, tôn giáo, vị trí và điều kiện địa lý, v.v…; thúc đẩy, mở rộng không gian để thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo an sinh xã hội cho nhân dân, giải quyết các thủ tục hành chính,…. nên việc thành lập các ĐVHC cấp xã mới là thuận lợi cho việc quản lý điều hành của chính quyền, cũng như sự hòa nhập của người dân sau khi thành lập, nhập và điều chỉnh địa giới hành chính.
BBT